Thứ tư, 19 Tháng mười 2011 14:28

Người nhạc sĩ có “bàn tay tiên”

Viết bởi 

Từ việc chữa bệnh cho bà ngoại, cho các cô, dì, bà con chòm xóm, ông đã trở nên “nổi tiếng” bất đắc dĩ nhờ biệt tài “chữa bệnh bằng nội lực”.

 

Điều đặc biệt, ông chữa bệnh không lấy tiền, chỉ lấy niềm vui, sức khỏe của bệnh nhân làm mục tiêu sống cho mình và đau đáu với những bệnh nhân nghèo, bất hạnh. Có người đã đi cả ngàn cây số vào TP.HCM nhờ ông chữa trị.

Cũng có những trường hợp cấp bách, già cả, nửa đêm ông phải phóng xe mất cả trăm cây số tìm đến người bệnh. Nhiều người đặt cho ông biệt hiệu “bàn tay tiên” vì nhờ bàn tay thần diệu của mình, ông đã chữa trị cho nhiều người hết bệnh.

Ký ức tuổi thơ khởi nguồn những khúc hát

Ông là Nhạc sĩ, ca sĩ và là người biết chữa bệnh, Phong Sơn, hiện cư ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ông kể, ông sinh ra và lớn lên ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ký ức tuổi thơ của ông có nhiều điểm đặc biệt, thăng trầm, côi cút. Ông mồ côi cha từ nhỏ, mẹ gửi ông vào Viện Mồ côi để có điều kiện học hành nên người. Sau giải phóng, ông về lại Đức Hòa và học những năm phổ thông tại đó. Niềm vui thú tuổi thơ là được nhảy ùm xuống sông bơi lội cùng bạn bè khi nước lớn và để bắt cá khi nước ròng. Cái cảm xúc tuổi thơ này bây giờ vẫn còn in đậm dấu ấn, và ông đã viết nhiều bài hát cho khoảng thời gian tuổi thơ này như: Nhớ nhà, Vũng Tàu chiều mưa, kỷ niệm một thời, Nhớ một dòng sông…

7 tuổi, cậu bé Sơn về sống với bà ngoại gần con sông Vàm Cỏ Đông. Ông nhớ một kỷ niệm: “Nhà ngoại tôi ở cập mé sông nên ngày nào mình cũng đi chăn trâu trên con đường ven sông ra đồng và về nhà. Có lần bị trượt chân té xuống sông Vàm Cỏ, nước sông chảy xiết mà bản thân lại không biết bơi, lúc đó tôi chỉ biết ngóc đầu lên kêu cứu. Cũng may bờ sông gần nhà dân nên được nhiều người chạy theo tìm cách cứu, nhưng do nước chảy xiết quá, mọi người phải chạy theo để đón đầu mới hy vọng vớt lên được.

Tôi bị trôi theo dòng nước gần 1 cây số mới được mọi người kéo lên bờ. Ai cũng tưởng chết vì hồi đó mình mới 7 tuổi, chưa biết bơi là gì, cũng chẳng hiểu sao chìm ngập dưới nước gần 1 giờ đồng hồ mà không bị chìm hay bị nước cuốn đi mất. Lúc kéo được lên bờ, người còn tỉnh táo, không phải hô hấp nhân tạo hay đi bác sĩ gì. Bà ngoại thấy thế nên ôm chầm lấy tôi mà khóc, mẹ cũng chạy theo thút thít”.

Những ký ức tuổi thơ trôi nổi bên dòng sông, mò cua, bắt cá, tắm sông cùng chị gái và những bạn bè cùng trang lứa để lại cho ông nhiều ấn tượng, làm tiền đề cho những ca khúc, vốn sống cho ca từ và triết lý sống của ông sau này. Ông nhớ lại: “Quê miền nước nổi, sau vụ hụt chết sông tôi bắt đầu học và dần biết bơi. Long An hồi đó trồng rất nhiều mía, gia đình cũng có mấy công đất nên cứ dịp mía “già” sắp bán được, tôi lại xung phong cùng mấy đứa nhà xung quanh ra đồng canh mía. Đêm nằm lăn lóc trong những bụi cây, đốt rạ nướng cá, tắm sông.

images/stories/VPS/bantaytien1.jpg

Ngoài công việc là nhạc sĩ, ca sĩ thì ông Vũ Phong Sơn còn được biết đến là một người chữa bệnh hiệu quả bằng phương pháp nội lực.

Đến vụ thu hoạch mía, theo mẹ ra đồng thu hoạch và chở mía đi bán đến 1, 2 giờ sáng mới về nhà. Gia đình nghèo, mẹ nói nghỉ học phụ mẹ đỡ đần công việc nhưng tôi nhất quyết không chịu. Buổi đi học, buổi đi làm, đất nhà bùn nhiều, lún sâu, trâu cày không được, thế là mấy mẹ con, ông cháu phải thay trâu đề cày, để cuốc. Nhờ những sự khổ đó nên sau này có nhiều vốn sống để sáng tác”


Ông kể, “yêu nhạc từ năm còn rất nhỏ. Hồi đó, những đêm đang nằm ngủ nghe tiếng súng, tiếng máy bay của địch, cả nhà giật mình chui xuống gầm giường để tránh đạn lạc, tôi cũng lốp ngốp bò theo, không biết sợ là gì mà còn thấy lạ, tiếng súng vừa dứt, tiếng hát của những ca sĩ trên đài phát thanh lại vang lên, tôi nhớ mãi câu “Nghe từ ngày thơ, tiếng súng triền miên, đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên”. Nghe những câu hát đó mà lòng miên man suy nghĩ, sau này mình sẽ là ca sĩ đi hát trên đài phát thanh phục vụ cho cách mạng”.

Tuổi thơ ông trôi qua trong chiến tranh, chứng kiến những người lính đi đánh trận, một đi không trở lại, nhiều lúc sáng đi lành lặn, chiều trở về trên chiếc băng ka, không còn biết gì nữa. Những lúc như thế, ông cảm thấy thương những người nằm xuống và tự thấy cuộc đời mình xích lại gần với âm nhạc hơn, ông muốn viết những ca khúc ca ngợi về người lính, muốn hát lên cổ vũ cho các cô, các chú tham gia chiến trường.

“Hồi nhỏ, cứ mỗi lần buồn là tôi tìm tới mấy tờ nhạc in sẳn và hát, có lần ông anh ở xa về giật mình khi thấy đứa em mới tám tuổi mà say sưa hát bài “Đồi thông hai mộ” với tâm sự buồn buồn. Anh bảo “mày sớm thành ông cụ non mất thôi” rồi kiếm mấy bài thiếu nhi vui nhộn cho tôi tập hát. Cũng trong năm đó, anh về cùng mẹ xin gửi tôi vào viện mồ côi để tránh được tiếng bom rơi, đạn lạc cũng như có điều kiện xuống thành phố ăn học hơn.

Tâm trạng xa nhà, xa quê hương nhất là xa mẹ khiến cho tôi buồn hơn. Những đêm nằm thút thít khóc một mình vì nhớ nhà, hết khóc, rồi lại mạng tập nhạc anh trai tặng ra hát” – ông hồi tưởng

Ông nhớ kỷ niệm khi viết ca khúc “Nhớ một dòng sông”, “Con sông gắn liền với nhiều kỷ niệm tuổi thơ, nó đã từng một lần không nỡ lấy đi mạng sống của tôi, lại là sân chơi bổ ích cho những đứa trẻ xóm nghèo sau một ngày chăn trâu, cắt cỏ. Nhớ hồi đó, cứ mỗi lần từ trại trẻ mồ côi về, tôi lại ngập mình chìm nổi trong đó suốt cả ngày.

Tôi viết: “Nhớ hoài con sông quê hương ngày nào tôi tắm mát, tung tăng dưới hàng tre; Bên nhau cùng lũ trẻ, nô đùa trưa nắng hè, cùng đuổi bắt dưới ghe; Tháng ngày đẹp nên thơ, bên hoa lục bình nở, con sông đẹp muôn thuở, chúng mình cùng mộng mơ/ Nhớ ngày ta tung tăng, dòng sông như sâu lắng, chứa đựng cả tuổi thơ; Sông bên bồi bên lở, ta thả trôi, lững lờ nhìn mây trắng bơ vơ…”

Có những lúc, cậu bé Sơn ngày ấy thả diều để tâm hồn bay bổng lên trời cao, anh mơ ước, mình giống như cánh diều, bay cao, bay xa mãi đi chinh phục và tìm đến những chân trời mới. Sau này khi nghỉ lại về ký ức tuổi thơ, anh sáng tác bài Thời thơ ấu còn đâu “Tôi nhớ sao cánh diều tung bay thuở ấy/ Tôi nhớ sao cánh đồng! đuổi bướm, hái hoa thơm; Tôi nhớ đám bạn tôi đùa vui giữa nắng hè; Nổi nhớ sao vời vợi, thuở thơ ấu thảnh thơi… Quê hương ơi, tuổi thơ như in dấu; Tuổi thơ ơi! Giờ qua mất còn đâu; Bạn thân ơi! Giờ xa khuất phương nào; Chắc nghe lòng, cũng thương nhớ nôn nao; Nơi chân mây, giờ đây tôi đi mãi; biết ngày nào, trở lại tuổi thơ ngây; Thời gian trôi, trôi mãi không trở lại; Nhớ làm sao, tìm đâu thấy hôm nào…”

images/stories/VPS/bantaytien2.jpg


Cuộc sống của anh gần như gắn liền với kiếp xa nhà, hết sống trong viện mồ côi, năm 19 tuổi, Sơn lại xa nhà lên Sài Gòn đi học, mỗi tuần, đạp hàng trăm cây số tới trường và về nhà để phụ giúp gia đình ngoài việc học tập, nên nỗi “Nhớ nhà” luôn khắc khoải trong trái tim Sơn và sau này ông viết “Cánh đồng tôi mới đi qua, tuy quen sao mà rất lạ; Cánh đồng lúa trĩu sai bông; Chao ôi! Sao mà nhớ nhà; Cánh cò bay lả, bay xa; Biết đâu mới là mái nhà; Ta chợt nghe trái tim ta; Nhớ quê, nhớ từng tiếng gà…Dòng sông nước chảy trôi về đâu; thời gian trôi mãi đi về đâu; Ngày mai ai biết trôi về đâu… Cánh đồng tôi vẫn đi qua; Đêm đêm giữa đời xa lạ; Nhớ từng bụi cỏ, bông hoa; Có ai thấu nổi nhớ nhà…”

Hay như bài Nhớ Quê, ông viết: “Tôi nhớ quê tôi, đồng xanh lúa tốt Hiệp Hòa; Tôi nhớ con sông, chiều chiều vang tiếng ai ca; Tôi nhớ ngoại tôi, bao ngày mưa nắng trên đồng; Chẳng ngại gian nan, cần lao không tiếng thở than; Tôi nhớ mẹ tôi, từ khi tôi mới ra đời; Vất vả ngược xuôi, tảo tần khuya sớm vì con; Tôi nhớ chị tôi, mỗi ngày bỏ ống từng đồng; Để dành tiền cho tôi, trong lúc đến trường; Nước mắt rớt xuống từng đêm thấy nhớ thương; Có những lúc đói thèm ăn bát cơm quê; Nhớ nồi kho quẹt, thương món canh chua; Cá lóc nướng trui, nghèo nhưng mà vui…Tôi nhớ quê tôi nhiều khi thao thức đêm dài; Con nước cạn khô,ruộng nghèo tác nước chung tay; Cây lúa trổ bông thầm lặng vất vả bao ngày; Đồng lòng anh em, nhọc nhằn chung sức cấy cày…

Những năm tháng sống trong trại mồ côi, Sơn là người học giỏi, danh sách luôn đứng đầu lớp, nên Sơn là số ít trong những đứa trẻ thi đậu vào đại học và học một lúc 2 trường với 2 chuyên khoa hoàn toàn khác nhau. Thời sinh viên, Sơn đã đam mê sáng tác và viết tặng cho bạn bè, anh em nhiều khúc hát, qua đó để giải tỏa bớt phận côi cút, nhớ nhà, nhớ quê hương. Tuổi thơ nhiều gian khổ, không chỉ là tiền để giúp Sơn có nhiều vốn sống trong sáng tác, mà qua đó, Sơn còn thấy được mình cần phải sống vì cái gì, sống như thế nào để có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Duyên số với nghiệp chữa bệnh cứu người

Ông từng tốt nghiệp 2 trường Đại học Tổng hợp khoa Hóa và Đại học Kinh tế. “Ra trường, sau thời gian đi làm nhiều việc, từ quản lý ở công ty Viễn thông cho đến kinh doanh bất động sản, tôi tự nhận thấy mình không phù hợp với môi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh và phức tạp.

Vốn dĩ trong người có dòng máu nghệ sĩ nên tôi chuyển ngoặt 180 độ sang lĩnh vực mới với vai trò vừa là nhạc sĩ, vừa là ca sĩ. Có thể nói đây là lựa chọn đúng đắn của tôi, không phải vì tham phú quý, tiếng tăm, mà vì tôi có thể làm những gì mình thích, có thời gian sống với những hoài niệm cũ, cũng như giao lưu với bạn bè và chữa bệnh cứu người.

Tôi muốn mang sự yêu thương đến với tất cả mọi người, chính sự yêu thương đó mới hình thành nên tính cách, tâm hồn và có thể sáng tác được những ca khúc hay hơn” – ông Sơn tâm sự.

Ông kể rằng, ông trở thành người chữa bệnh bất đắc dĩ từ một ngày về thăm quê năm 2003. Lúc đó bà ngoại đang bệnh nặng không còn biết gì, mẹ và cả nhà chỉ còn nước đứng nhìn. Vừa về tới nơi, ông bảo mẹ đi tìm 2 thằng bạn của ông đang làm bác sĩ ở quê. Mẹ ông đội mưa đi gọi, một người đêm đó trực, còn một người vắng nhà!

images/stories/VPS/bantaytien3.jpg

Ông Vũ Phong Sơn chữa bệnh cho chị Nguyễn Thị Ngọc Yến (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM)


Ông ngồi nhìn ngoại thân gầy guộc, nằm thở thỏi thóp, mắt ngoại lúc này đã lờ đờ, chân tay lạnh ngắt. Tự nhủ trong tâm không thể nào để ngoại ra đi vĩnh viễn, tình thương trong ông đã thôi thúc phải làm gì đó. Bản năng làm cho anh trở thành người khác thường, ông dùng hai bàn tay của mình đặt trên lồng ngực ngoại và âm thầm khấn nguyện, lúc đó hai bàn tay như có một nội lực phi thường.

Trong người ông khác lạ như có vật gì đó muốn nôn ra, ông thấy như trong người mình có một luồng điện phát ra và nóng lên, khoảng ba mươi phút sau ngoại như tỉnh lại và nói chuyện, những tiếng nói còn chưa rõ ràng và chưa phát âm trở lai bình thường, khoảng 1 giờ sau thì ngoại như hồi phục ngoại kể lại lúc đi về cỏi âm, ngoại đã gặp ông dẫn đi một đoạn đường dài, sau đó ngoại thấy đứa cháu đang phá chuyện gì nên mới quay trở lại để la rầy.

Sau lần chết hụt của ngoại một thời gian thì đến dì út của ông cũng lâm bệnh. Trước đó có ông dượng thứ tư đã mất vì chứng bệnh ung thư vòm họng, lần này thì dì út lại mắc phải căn bệnh tương tự, bệnh viện đã trả về vì không chữa được. Dì út ngày càng ốm và xanh xao, lúc về thăm quê nghe mẹ nói dì út chắc chết. Ông bàng hoàng hỏi tại sao và nói rằng má kêu dì út lên con chữa cho. Mẹ ông ngạc nhiên nhưng vì đã hết đường nên mới gọi điện bảo dì út lên nhà.

“Tôi bảo dì há miệng ra, miệng của dì rất hôi, trong cổ họng mưng mũ. Lúc đó tôi đặt tay lên vòm họng liên tiếp 2 giờ đồng hồ liền, dì kêu dể chịu nhưng tôi không dể chịu chút nào, nôn ói liên tục. Lúc đặt tay lên cổ họng dì, tôi dùng toàn sức lực và ý niệm dồn vào bàn tay và tập trung tinh thần cao độ để chữa trị. Chữa cho dì liên tiếp gần 10 ngày thì dì đỡ hẳn. Sau lần đó nhiều người biết đến và tìm tới tôi chữa trị.

Mỗi tuần cứ chủ nhật được nghỉ, tôi lại quay gót về quê để cứu người. Người bệnh ngày càng đông có những lúc tôi quên cả giờ ăn và nghỉ ngơi mà chữa bệnh cho đến tận khuya” - Ông chia sẻ và kể rằng cái cơ duyên đưa mình đến cái nghiệp chữa bệnh cứu người bằng nội lực là như thế

Các căn bệnh thương gặp như ung thư vú, các khối u, có khi là bướu cổ, bệnh gút, viêm xoang và nhiều bệnh nan y khác ông đều có thể chữa được, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có phác đồ điều trị ngắn ngày hay dài ngày. Có những bệnh đơn giản như bị giời ăn hay bệnh viêm xoang, ung nhọt ông chỉ cần đặt tay lên vết thương vài giờ đồng hồ là xẹp, giảm đau hẳn. Tuy nhiên cũng có những căn bệnh nguy hiểm, phải điều trị cả tuần. Hiện tại đang có nhiều người tìm đến anh nhờ chữa bệnh gút.

Ông Nguyễn Trung Tín (ngụ phường Bến Thành, quận 1), một bệnh nhân của ông kể: “Tôi bị bệnh gút gần 10 năm, mỗi lần ăn nhậu vô hoặc trời trở chứng là đau nhức, các khớp xương tay chân, đầu gối sưng vù. Mặc dù đã uống nhiều loại thuốc nhưng chỉ bớt đau tức thời chứ không thuyên giảm. Được một người bạn giới thiệu tìm đến bác sĩ Sơn, lúc đầu tôi cũng bán tín bán nghi, nhưng có bệnh thì vái tứ phương nên tìm đến chữa trị được 2 tuần nay, thấy bệnh tình thuyên giảm nhiều.

Anh Sơn hay lắm, cứ thấy chỗ nào của tôi nhức mỏi hay bị sưng thì anh đặt tay lên đó, tầm 10 phút đầu thì chỗ bàn tay anh nóng ran như có ai đốt, các dây thần kinh đầu gối của tôi giật liên tục như có cái gì đang rút ra. Mấy lần đầu, mỗi lần tôi chữa trị đều thấy anh Sơn có biểu hiện nôn ói, sau này chữa quen bệnh mới hết”.

Hôm chúng tôi tìm đến nhà ông thì ông đang chữa trị cho chị Nguyễn Thị Ngọc Yến (ngụ phường 21, quận Bình Thạnh). Qua quan sát, tôi thấy chân phải của chị to gần gấp đôi chân trái do bệnh gút gây ra khiến cho việc đi lại của chị rất khó khăn. Chị tìm đến ông Sơn là do chồng chị giới thiệu.

Chị kể: “Tôi biết anh Sơn gần 10 năm nay nhưng 2 năm gần đây mới biết anh có biệt tài chữa bệnh. Chồng tôi là bạn với anh Sơn làm nghề lái xe. Hôm đó bị đau chân nên ông xã không đi làm được đành hẹn anh Sơn ra quán uống nước nói chuyện. Anh Sơn bảo để anh chữa cho xem sao và đặt tay lên chân ông xã chừng 1 tiếng đồng hồ thì ảnh đi lại bình thường. Thấy hay nên ông xã về bảo tôi, lúc đó tôi đang bị u nang ở vú. 2 vợ chồng qua nhờ anh Sơn chữa bệnh và khỏi hẳn. Hết khối u, giờ đến lượt bàn chân bị sưng vù do bệnh gút gây ra nên tìm đến anh tiếp tục nhờ trị bệnh”.

Cứ mỗi lần người bệnh được chữa khỏi là lòng ông thấy nhẹ nhõm. Ông tâm sự: “Đời mình làm được gì có ích cho xã hội thì làm. 8 năm chữa bệnh cứu người không phải là quãng thời gian dài hành nghề đối với một bác sĩ chuyên nghiệp, nhưng với tôi, đã có bao nhiêu buồn vui trong cuộc sống trôi qua trong quãng thời gian này.

8 năm, vui buồn cùng bệnh nhân, cũng có những người cầu cạnh đến mà mình không chữa được, cũng có những người mình biết có thể chữa được nhưng gia đình bệnh nhân lại can ngăn, bắt ra bệnh viện mỗ và chết. Hơn 8 năm dài chữa bệnh tôi vẫn thấy mình còn nhiều chuyện để làm, Tôi muốn chữa bệnh cho thật nhiều nhưng đôi khi sức lực con người lại có hạn”.

Một lần chữa bệnh

Chuyện ông Sơn chữa bệnh bằng nội lực khiến nhiều người băn khoăn ngờ vực, ngay khi chúng tôi, ban đầu cũng có sự hoài nghi về ông. Thế nhưng chỉ có những người thân thích, hoặc những người từng được giới thiệu tìm đến ông và khỏi bệnh mới không hết lời khen ngợi.

Cách đây 1 tháng, khi ngồi uống cà phê cùng một người bạn Trần Khắc Quý (công tác tại Tổng cục Thuế) từ Hà Nội vào Nam công tác. Ông Quý có nói với chúng tôi rằng “ngồi chút thôi rồi anh phải đi gặp ông bạn để nhờ chữa bệnh gan nhiễm mỡ”. Chúng tôi hỏi ông Quý, “Vào có mấy ngày sao chữa lành được?”. Nhưng ông bạn này xác nhận rằng : “Ông này là bạn, chữa bằng nội lực hay lắm, chỉ cần ổng chữa vài giờ đồng hồ là bớt”.

Bán tín bán nghi, tôi theo chân ông Quý tìm đến gặp ông Sơn tại một quán cà phê. Ông Sơn phong trần, mái tóc hoa râm đúng chất là nghệ sĩ hơn là một người chữa bệnh. Vừa nói chuyện, ông vừa đặt bàn tay trên bụng người ông Quý và bắt đầu chữa bệnh. Chẳng hiểu chữa bằng cách nào, chỉ thấy ông Quý lúc kêu đau, lúc kêu nóng buốt ở bụng, như có một lực hút chạy thành dòng từ bụng ông Quý ra bàn tay ông Sơn. Điều trị như thế liên tục trong vòng 2 giờ đồng hồ, ông Quý đứng dậy, bụng ông như co giật đau quằn quại suốt 2 ngày sau mới bớt.


images/stories/VPS/bantaytien4.jpg

 

Chính bản thân người viết cũng đã kiểm nghiệm khả năng chữa bệnh của ông Sơn. Tôi bị nhức mỏi cổ suốt mấy tháng liền, đi khám, bác sĩ bảo bị bị chèn dây thần kinh uống thuốc lâu ngày vẫn chưa hết. Khi ông Sơn đặt bàn tay lên cổ tôi và nói chuyện bình thường. Vừa đặt tay lên người tôi chữa bệnh, ông Sơn lại liên hồi kể về chuyện quá khứ thời sinh viên như để tôi mất tập trung vào cách chữa bệnh của ông, để cơ thể bớt đau. Ông kể về quá khứ, tuổi thơ, những ngày lên Sài Gòn đi học, suốt 4 năm học, cứ đều đặn tuần vài lần, ông lại đạp xe về nhà dài gần 100km. Lúc đầu bạn bè ông còn đạp xe đi cùng, được 1 thời gian, các bạn theo không nổi nên ông đạp xe một mình.

“Hồi đó nhà nghèo lắm, lại là sinh viên nên cơm áo gạo tiền, bao nhiêu thứ phải lo. Thích nghe nhạc và thèm mua một chiếc máy Caseste nhưng không tài nào có tiền. Thế là đêm đến, tôi lại ra đầu đường có gia đình có máy nghe nhạc và ngồi trước cửa nghe lén để đỡ nghiền. Những lúc không học thì lân la ra đường Huỳnh Thúc Kháng để coi máy Caseste mà đâu có tiền để mua.

Tôi về nói với mẹ: “Má ơi, ráng làm lúa mùa này cho tốt để mua máy caseste nhé má”. Má chỉ cười, nụ cười đôn hậu và không nói gì. Tôi hiểu hoàn cảnh gia đình không thể chiều theo sở thích của mình được nên cũng chẳng đòi hỏi gì. Bao mùa lúa trôi qua, cứ mỗi lần lúa chín, tôi lại ra tiệm bán máy để xem, cái nào tôi thích đều bị bán hết ấy vậy mà không có tiền để mua”. Vừa kể chuyện tâm sự về cuộc đời, chốc chốc ông lại hỏi tôi chổ đau dịu bớt chưa, có nóng không, còn nhức mỏi nữa không?…

Sau gần 1 tiếng chữa trị, cổ tôi nóng ran, bên trong như có những sợi thần kinh giật giật liên hồi, ông bảo đó là do bàn tay ông đang rút chất độc ra. Và chính tôi cũng thấy một cảm giác thoải mái, bệnh tình tiêu tan trong người

Ông còn kể một trường hợp chữa bệnh cho mẹ Việt Nam anh hùng ở Long An: “Cách đây mấy năm, trong 1 lần về thăm quê, mẹ bảo xóm bên có bà mẹ Việt Nam anh hùng năm nay hơn 90 tuổi, bà cụ nằm 1 chỗ, con qua xem có chữa được cho bà hay không?.

Mới về nhà được một lúc, nhưng thấy mẹ nói thế nên tôi cũng qua xem thử, cốt để thăm bà cụ thôi, chứ 90 tuổi rồi, đó là bệnh của người già chứ đâu phải do căn nguyên gì đâu. Tôi qua nhà bà, thấy bà nằm trên giường mệt nhọc. Tôi đặt bàn tay lên đôi chân và bụng của bà suốt 2 giờ liền. Lúc mới đặt tay lên, người tôi nôn ói liên tục giống như người say vậy, bà bảo con nhậu đâu về mà say dữ vậy, thôi mệt thì về nghỉ đi rồi hôm sau chữa.

Bà đâu biết rằng mỗi lần tôi ói ra, giống như bao nhiêu chất độc trong người bà theo bàn tay tuồn vào người tôi và thoát ra bằng cửa miệng. 2 tuần sau tôi quay lại, thấy bà đã lành hẳn, đi lại ngon lành. Bà bảo “Con học đâu cách chữa bệnh hay vậy” và giới thiệu tôi đến chữa bệnh cho một người bạn của bà bị bệnh gút lâu năm. Tôi đặt bàn tay lên những chỗ ông bị gút làm cho sưng tấy, rút một hồi, ông cụ bớt đau nhức hẳn. Sau vài lần chữa thì cụ lành bệnh và đạp xe qua nhà cảm ơn mẹ tôi”.

Chuyện ông Sơn chữa bệnh bằng nội lực lan xa khắp vùng, riêng ở TP.HCM cũng nhiều người biết đến anh. Cứ mỗi lần bạn bè thân có bệnh gì hay nhức mỏi đâu thì đều mời anh ra quán nước, vừa trò chuyện vừa chữa bệnh.

Có người đi từ Hà Nội, Hà Tĩnh, Đã Nẵng vào thuê khách sạn gần nhà và nhờ anh chữa trị: “Việc trị bệnh giống như duyên số thôi, ngay cả bản thân tôi cũng không giải thích được. Nhiều người không hiểu, cho rằng mình mê tín dị đoan, nhưng nào tôi có vụ lợi, có lấy tiền của ai bao giờ đâu, mỗi lần chữa bệnh rất mất thời gian, phải ngồi với bệnh nhân vài tiếng đồng hồ, lúc đông bệnh nhân thì phải ngồi cả ngày.

Sau mỗi ca chữa, người tôi rất mệt mỏi nên cũng chẳng tha thiết gì. Chỉ có điều mình chữa được bệnh cho nhiều người lành và họ tìm đến nên giúp thôi. Chữa được lành cho bệnh nhân cũng là niềm vui cho tôi trong cuộc sống. Nên bớt chút thời gian, công sức của mình để đem lại niềm vui cho mọi người cũng là điều nên làm lắm chứ” - anh Sơn tâm sự với người viết.

Được biết ông Sơn không có chứng chỉ hành nghề. Nhưng ông tâm sự cách chữa bệnh của ông là do trời phú, ông chẳng lấy tiền bạc gì khi chữa bệnh giúp người khác, phương pháp của ông chẳng dùng thuốc thang, chẳng tác động gì nhiều đến cơ thể bệnh nhân, cho nên ông cứ giúp họ để họ vơi bớt bệnh tình. Và ông cũng mong muốn giúp người, trong khả năng thiên phú của mình.

Nguồn: Đinh Bảo Trung - Báo Pháp Luật & Đời Sống

Xem 10795 lần